Đặc biệt, đối với công tác thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục, Công văn số 3869/BGDĐT-GDTH của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo:
Trên cơ sở Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, các sở, phòng giáo dục và đào tạo giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục tiểu học xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Xây dựng kế hoạch giáo dục đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, lựa chọn nội dung giáo dục tự chọn và xây dựng các hoạt động giáo dục phù hợp với nhu cầu của học sinh và điều kiện của nhà trường, địa phương;
Nhà trường cần đảm bảo tính chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục dạy học 2 buổi/ngày; tuân thủ các nguyên tắc, phương pháp sư phạm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học.
|
(Ảnh minh họa: VOV) |
Xây dựng kế hoạch giáo dục đảm bảo phân bổ hợp lí giữa các nội dung giáo dục, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, yêu cầu cần đạt của chương trình;
Tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học.
Thời khóa biểu cần được bố trí, sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo tỉ lệ hợp lí giữa các nội dung dạy học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lí về thời lượng, thời điểm trong ngày học, tuần học phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học.
Nhà trường cần tích cực, chủ động tham mưu chính quyền địa phương quan tâm đầu tư để đảm bảo tỉ lệ 01 phòng học/lớp, cơ sở vật chất, sĩ số học sinh/lớp theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học;
Có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định; đảm bảo tỉ lệ 1,5 giáo viên/lớp và cơ cấu giáo viên để dạy đủ các môn học và hoạt động giáo dục theo quy định.
Khuyến khích các địa phương có điều kiện tham khảo những nội dung giáo dục tiên tiến của các mô hình giáo dục hiện đại để đưa vào kế hoạch giáo dục nhà trường một cách phù hợp với thực tế của địa phương.
Khuyến khích các cơ sở giáo dục tư thục, cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tổ chức thực hiện chương trình giáo dục tích hợp có bổ sung các nội dung, hình thức giáo dục tiên tiến theo quy định tại Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .
Ngoài ra, công văn 3869/BGDĐT-GDTH tiếp tục chỉ đạo công tác đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá học sinh tiểu học. Cụ thể:
Tiếp tục triển khai mô hình trường học mới theo Công văn số 4068/BGDĐT-GDTrH ngày 18/8/2016 của Bộ GDĐT, căn cứ nhu cầu, điều kiện của địa phương, các sở GDĐT xây dựng kế hoạch triển khai mô hình trường học mới trên cơ sở rà soát lại các điều kiện bảo đảm;
thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo trong Công văn số 3459/BGDĐT-GDTrH ngày 08/8/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tiếp tục thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” theo Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Xây dựng, hoàn thiện các tiết dạy, bài dạy, chủ đề áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”; tổ chức các giờ học cho học sinh tự thiết kế, thực hành các thí nghiệm với các vật liệu đơn giản, dễ thực hiện, hướng tới việc thành lập các phòng hỗ trợ thí nghiệm tại trường, cụm trường.
Tiếp tục thực hiện dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới ở các trường tiểu học theo Công văn số 2070/BGDĐT-GDTH ngày 12/5/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Triển khai dạy học Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục ở những trường đảm bảo các điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất và học sinh có nhu cầu, tự nguyện tham gia cho đến khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Tuy nhiên, Bộ Giáo dục cũng nêu rõ: không triển khai các mô hình giáo dục, phương pháp dạy học nêu trên ở những cơ sở giáo dục chưa đáp ứng các điều kiện đảm bảo.
Tiếp tục thực hiện đổi mới đánh giá học sinh theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Các địa phương tiếp tục hỗ trợ, tập huấn nâng cao năng lực cho giáo viên về đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư số 22.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý kết quả giáo dục và học tập của học sinh để giảm áp lực về hồ sơ, sổ sách, dành nhiều thời gian cho giáo viên quan tâm đến học sinh và đổi mới phương pháp dạy học.
Ngoài ra, Công văn 3869 cũng đề cập cần phải đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh tiểu học để cải thiện chất lượng giáo dục, cụ thể:
Tiếp tục triển khai mô hình trường học mới theo Công văn 4068/BGDĐT-GDTrH;
Tiếp tục thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” theo Công văn 3535/BGDĐT-GDTrH;
Tiếp tục thực hiện dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới theo Công văn 2070/BGDĐT-GDTH;
Triển khai dạy học Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục ở những trường đảm bảo điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất và học sinh có nhu cầu;
Tiếp tục đổi mới đánh giá học sinh theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT và Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT. Kiên quyết chấm dứt tình trạng học sinh “ngồi nhầm lớp”.
Tài liệu tham khảo:
//thuvienphapluat.vn/cong-van/Giao-duc/Cong-van-3869-BGDDT-GDTH-2019-huong-dan-thuc-hien-nhiem-vu-giao-duc-tieu-hoc-nam-2019-2020-422438.aspx
Hoài Thu
Nguồn: Giaoduc.net.vn